Elementor #265

Đầu năm 2024 Ngành Thép Trung Quốc Đối Mặt Với Làn Sóng Phá Sản

Tờ báo Kinh Tế Tự Do của Đài Loan cho biết, ngành thép Trung Quốc hiện đang đối mặt với làn sóng phá sản trong năm 2024, cựu giám đốc của một doanh nghiệp Trung ương dự đoán một công ty thép khác tại Trung Quốc sẽ phá sản trong năm nay.
Nền kinh tế Trung Quốc đang trong tình trạng trì trệ, ngay cả các doanh nghiệp trung ương cũng coi thường.Hu Wangming, Chủ tịch China Baowu Steel, cho biết ngành thép Trung Quốc đã bước vào chu kỳ đi xuống. -Điều chỉnh theo chiều sâu, một số doanh nghiệp thép chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi thị trường không được sử dụng.

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngành thép nước này đang gặp khó do dư thừa công suất và nhu cầu ì ạch. Mới đây, Công ty China Steel Furnace Northeast đã bị tòa án ra phán quyết phá sản vào ngày 18/3 do không thể trả hết các khoản nợ đến hạn và vỡ nợ.

Trước đó, 31 công ty trong tập đoàn Yongchang cũng phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan vì mất khả năng thanh toán, vào ngày 20 tháng 2, họ bị PO trên Taobao bán đấu giá, vì không có người sẵn sàng tiếp quản nên cuộc đấu giá ba lần liên tiếp đều thất bại. Thiên Tân Qifeng Steel cũng đã nộp đơn xin giải thể phá sản do không có khả năng trả nợ và Tòa án Nhân dân Trung cấp số 2 Thiên Tân đã ra phán quyết vào ngày 24 tháng 1 năm nay về việc chấp nhận đơn.

Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong làn sóng phá sản của các công ty thép Trung Quốc.Hu Wangming, Chủ tịch China Baowu, công ty thép lớn nhất thế giới, mới đây đã đến thăm công ty con Baosteel Desheng để khảo sát và thẳng thắn nói rằng ngành thép Trung Quốc đã bước vào thời kỳ Chu kỳ đi xuống của giảm sản xuất và điều chỉnh cơ cấu Trong một đợt điều chỉnh chiều sâu, một số doanh nghiệp thép chắc chắn sẽ bị thị trường đào thải.

Hu Wangming cho rằng Baosteel Desheng phải nhận ra những khuyết điểm của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả, giảm chi phí và đảm bảo “sống sót” trong đợt điều chỉnh chuyên sâu này. Đồng thời, chúng ta cũng phải nhìn thấy điểm mạnh của mình và tin rằng sản phẩm của mình phù hợp với định hướng phát triển trong tương lai của ngành thép, để có thể phát huy tối đa điểm mạnh, tránh điểm yếu, tiếp tục “khỏe mạnh hơn”.

Để biết thêm về giá thép sản xuất cũng như các mặt hàng gang thép vui lòng liên hệ với Doanh Nghiệp Tư Nhân Cơ Khí Đúc Vũ Đại, doanh nghiệp có kinh nghiệm đúc, sản xuất gang thép, gia công các mặt hàng thép nổi tiếng.

Nguồn: Thời Báo Tự Do

Nguồn ảnh: Âu Tân Xã

Bình ổn về thị trường thép: Tân bộ trưởng Công Thương nói gì?

Ngày 27/5/2021 Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp ngành thép, Hiệp hội thép Việt Nam.


Tại cuộc họp Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều ý kiến về nhiều giải pháp để bình ổn về thị trường thép.
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch và chính sách đủ mạnh, đồng bộ, khả thi để thực hiện cho được các mục tiêu phát triển ngành thép, tạo tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tập trung phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng và hình thành thị trường nguyên liệu thép lành mạnh

Bên cạnh đó, Hiệp hội Thép phải vươn lên làm vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước, đồng thời đóng vai trò trọng tài để góp phần bình ổn thị trường thép, bảo đảm quyền lợi của 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Tại cuộc họp đã có đề xuất về việc cân nhắc việc hình thành quỹ bình ổn giá thép trong tương lai, tạo cơ sở để giữ được ổn định thị trường thép. Theo ý kiến đề xuất, từng bước hình thành quỹ đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, sự đóng góp của các doanh nghiệp trong ngành thép để nghiên cứu đầu tư vào các phòng thí nghiệm, sản xuất ra những mặt hàng thép đặc biệt, đáp ứng được nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp chế tạo khác.

Về quy định bình ổn giá với ngành thép. Hiện nay, thép không phải là mặt hàng thuộc diện Bình ổn giá. Trước năm 2012, thép là mặt hàng thuộc danh mục Bình ổn giá theo Luật giá. Tuy nhiên, từ năm 2012, khi Luật giá 2012 được ban hành, thép (cùng với xi măng, sắt… ) đã được đưa ra khỏi danh mục này.

Từ tháng 2, khi giá thép tăng cao, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất một loạt giải pháp. Cơ quan này cũng chỉ ra, giá thép tăng do nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh.

Theo Bộ Công Thương, trong năm 2021, Việt Nam tiếp tục phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế liệu khoảng 6-6,5 triệu tấn, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.

Việc giá quặng sắt, thép phế liệu, quặng nguyên liệu thô và than mỡ luyện cốc,… vẫn duy trì ở mức cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước. Như vậy, cán cân thương mại đối với sản phẩm thép sẽ tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2021 (trong năm 2020 thâm hụt hơn 6,4 tỷ USD).

Nguồn: Lương Bằng- Báo điện tử Vietnamnet

Thép Vũ Đại – Thép của thời đại!

Doanh nghiệp tư nhân cơ khí đúc Vũ Đại xin kính chào quý khách! Xin cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của quý khách hàng dành cho công ty!

Doanh nghiêp TNCKĐ Vũ Đại tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực đúc gang thép tại Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành đúc gang thép theo yêu cầu, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt có giá cả cạnh tranh, nên đã nhận được sự quan tâm và tin dùng của các khách hàng trong và ngoài nước.


Lý do chọn chúng tôi:

Đội ngũ nhân viên năng động, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
Phong cách phục vụ tận tình của chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng.
Được tư vấn tạo mẫu sản phẩm.
Tư vấn giải pháp giúp tối ưu và tạo ra được sản phẩm chất lượng cao,giá cả cạnh tranh.
Đặc biệt hơn là tất cả tư vấn đều miễn phí đối với bạn.
Công ty chúng tôi luôn lấy sự hài lòng và phát triển của khách hàng làm sứ mệnh phát triển của công ty. Chính vì vậy, chúng tôi cam kết mang đến cho các bạn ” Sản phẩm tốt nhất – Dịch vụ tốt nhất – Giá tốt nhất ” Chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp lớn và cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá thành rẻ nhất. Hãy đến với chúng tôi để cùng hợp tác và phát triển.

Dự Báo Giá Thép Năm 2021

Xu hướng giá thép trong thời gian tới, dự báo giá thép “đạt đỉnh” của 5 năm trở lại

Trong đầu tháng 4/2021 vừa qua, giá sắt thép xây dựng tại Việt Nam đồng loạt tăng nhanh. Với 2 lần tăng giá chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần lễ (chỉ với 6 ngày). Lần đầu vào ngày 5/4/2021 (tăng 400/kg) và lần kế tiếp ngay sau đó là 11/4/2021 (tăng 600/kg). Tổng 2 lần tăng giá tính đến thời điểm hiện tại là 1000/kg

Các chuyên gia nói gì?
“Sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại có thể dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường”, nhận định được công ty chứng khoán SSI (SSI Research) đưa ra trong báo cáo về triển vọng ngành thép năm 2021 vừa công bố.
Đánh giá về triển vọng ngành thép năm 2021, SSI Research cho rằng, tăng trưởng nhu cầu trong nước dự kiến sẽ phục hồi trở lại mức bình thường là 8% so với mức thấp trong năm 2020. Các động lực thúc đẩy nhu cầu thép bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng vốn FDI, điều này cũng giúp thúc đẩy hoạt động xây dựng dân dụng dọc theo các công trình cơ sở hạ tầng và dự án FDI.

Nhu cầu từ xuất khẩu vẫn khá tích cực, nhưng dự kiến cạnh tranh gay gắt hơn. Bởi theo Hiệp hội thép Thế giới, nhu cầu thế giới dự kiến sẽ tăng 4,1% trong năm 2021 sau khi giảm 2,4% vào năm 2020 – được thúc đẩy bởi sự phục hồi ở các thị trường phát triển. Nhu cầu của thị trường mới nổi (trừ Trung Quốc) dự kiến cũng sẽ tăng 9,4% trong năm 2021.

Mặt khác, sau khi ước tính tăng 8% trong năm 2020 – được thúc đẩy bởi đầu tư cơ sở hạ tầng – nhu cầu ở Trung Quốc dự kiến sẽ đi ngang trong năm 2021. Do đó, ước tính xuất khẩu thép của Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng một con số trong năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung thế giới ổn định cũng có thể dẫn đến áp lực cạnh tranh gay gắt hơn đối với thị trường xuất khẩu.

Theo SSI Research, giá tăng có xu hướng tăng sẽ tiếp tục thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép cải thiện trong ngắn hạn, nhưng có khả năng đảo chiều. Cụ thể giá thép sẽ vẫn ổn định trong những tháng tới do nhu cầu thế giới phục hồi và gián đoạn nguồn cung, nhưng có thể đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2021 khi nguồn cung dần ổn định (sản lượng thép của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong năm 2021, sau khi tăng khoảng 5% trong năm 2020).

“Sự đảo ngược của xu hướng giá thép hiện tại có thể dẫn đến việc tỷ suất lợi nhuận của các công ty sản xuất thép sẽ về mức bình thường. Giá quặng sắt và HRC (USD/tấn – nguồn Bloomberg)”, báo cáo về triển vọng ngành thép năm 2021 của SSI Research, nhấn mạnh.

Về dài hạn, ngành thép được đánh giá với nhiều tín hiệu lạc quan, khi nhu cầu thép có thể tiếp tục được hỗ trợ bởi sự phục hồi của thị trường bất động sản, dòng vốn FDI và đầu tư công trong những năm tới. Ngoài ra, một số công ty thép có thể tận dụng tối đa nguồn cung HRC trong nước đang thiếu hụt và duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 10% trong năm 2022.
ảnh
Tuy vậy, vẫn có những rủi ro với ngành thép trong thời gian tới, đó là giá nguyên liệu tăng, theo SSI Research. Giá các nguyên liệu chính để sản xuất thành phẩm như quặng sắt, phế liệu và HRC đã tăng 40-90% so với đầu năm, trong đó mức tăng từ 30% -35% chỉ diễn ra ở hai tháng cuối năm. Do các công ty sản xuất có thể sử dụng hàng tồn kho hiện có trong khoảng thời gian từ 2-4 tháng, chi phí nguyên liệu cao sẽ được phản ánh nhiều hơn vào đầu năm tới, điều này sẽ gây áp lực lên các công ty thép, đặc biệt là những công ty nhỏ, thị phần thấp.

Ngoài ra, do nguồn cung (trên toàn cầu) dự kiến sẽ ổn định vào năm 2021, giá thép có thể điều chỉnh trong năm 2021, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các công ty thép.

Trích nguồn: vneconomy.vn

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo: làm việc trên 55 giờ mỗi tuần tăng nguy cơ tử vong

TTO – Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17-5 cho biết làm việc nhiều giờ hơn đang giết hàng trăm ngàn người mỗi năm. Xu hướng xấu này đang gia tăng thêm do đại dịch COVID-19.


Người lao động đi làm tại quận tài chính Canary Wharf ở thủ đô London, Anh vào ngày 26-1 – Ảnh: REUTERS

“Làm việc 55 giờ trở lên mỗi tuần ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn kêu gọi nhiều hành động hơn và bảo vệ nhiều hơn đối với người lao động” – bà Maria Neira, giám đốc bộ phận biến đổi khí hậu, môi trường và sức khỏe của WHO, cho biết.

Theo Hãng tin Reuters, đây là nghiên cứu toàn cầu đầu tiên về mối liên hệ giữa thiệt hại nhân mạng và thời gian làm việc lâu hơn.

Nghiên cứu, đăng trên tạp chí Environment International, cho biết 745.000 người đã chết vì đột quỵ và bệnh tim do làm việc lâu hơn trong năm 2016. Con số này tăng gần 30% trong năm 2020.

Nghiên cứu chung của WHO và Tổ chức Lao động thế giới cho thấy hầu hết nạn nhân (72%) là nam giới và trong độ tuổi từ trung niên trở lên.

Theo nghiên cứu, người sống tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, trong đó có Trung Quốc, Nhật và Úc theo phân vùng của WHO, bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Nhìn chung, nghiên cứu, dựa vào dữ liệu của 194 quốc gia, kết luận làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần sẽ tăng nguy cơ đột quỵ lên 35% và nguy cơ chết vì bệnh tim do thiếu máu cục bộ lên 17% so với làm việc từ 35-40 giờ mỗi tuần.

WHO cho biết nghiên cứu phân tích dữ liệu trong giai đoạn từ 2000 – 2016, do đó không tính đến số liệu trong đại dịch COVID-19 vốn bùng phát từ cuối năm 2019 đến nay.

Tuy nhiên, giới chức WHO nhận định việc gia tăng làm việc từ xa và những tác động của suy thoái toàn cầu do COVID-19 có thể làm tăng rủi ro.

Đại dịch có thể thúc đẩy thời gian làm việc dài hơn. Theo WHO, ước tính ít nhất 9% người phải làm nhiều giờ hơn trong đại dịch COVID-19.

Nhân viên WHO, trong đó có Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, cho biết họ phải làm việc nhiều giờ hơn trong suốt đại dịch. Bà Neira nói WHO đang xem xét để cải thiện chính sách làm việc sau nghiên cứu này.